Ban biên tập xin giới thiệu tới độc giả bài chuyên môn “Phản ứng sau tiêm chủng – các bà mẹ cần biết” của ThS.BS.Nguyễn Thị Xuân Hương, Phó trưởng bộ môn Nhi Tải goo88 Thái Nguyên. Tác giả là một thầy thuốc có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực hành và đào tạo chuyên ngành Nhi khoa. Chúng tôi xin trân trọng gửi tới bạn đọc.
Tiêm chủng được coi là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, vắc-xin cũng có những tác dụng không mong muốn và những rủi ro có thể xảy ra khi tiêm chủng được gọi là phản ứng sau tiêm chủng. Các bà mẹ cần biết các phản ứng sau tiêm chủng và có hướng xử trí kịp thời.
Một số phản ứng thông thường sau tiêm chủng và cách xử trí:
- Sốt: là phản ứng thường gặp nhất, sau khi tiêm phòng một vài giờ hoặc một ngày trẻ xuất hiện sốt. Có thể sốt nhẹ, sốt vừa hoặc sốt cao trên 38, 50C, và thường tự khỏi trong vòng 1 đến 2 ngày. Xử trí: cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ tích cực, nằm chỗ thoáng, nới rộng quần áo tã lót. Trường hợp thân nhiệt của trẻ từ 38,5oC trở lên, có thể cho thuốc hạ sốt thông thường.
- Phản ứng tại chỗ tiêm: đau, đỏ và sưng. Thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Xử trí: dùng các thuốc giảm đau theo chỉ định.
- Phản ứng ngoài da: ban mề đay, ngứa toàn thân thường xảy ra ở trẻ có tiền sử dị ứng. Xảy ra sau khi tiêm một vài giờ có thể kéo dài từ 3 đến 6 ngày. Xử trí: thường tự khỏi, nhưng nếu ban nhiều gây khó chịu cho trẻ, có thể dùng thêm một số thuốc chống dị ứng như siro Phenergan, siro Promethazine.
- Khóc thét không nguôi dai dẳng trên 3 giờ kèm theo la hét: thường gặp ở trẻ 3 đến 6 tháng tuổi, xuất hiện sau tiêm khoảng 6 đến 10 giờ. Thường dịu đi sau 1 ngày.
- Viêm hạch: Một số trẻ sau khi tiêm phòng lao có thể thấy nổi hạch ở nách, bên phía mới tiêm phòng. Thường xuất hiện sau tiêm phòng 3 đến 5 tuần. Có 2 loại:
+ Viêm hạch đơn thuần: là hạch sưng to đường kính trên 1,5cm, sờ vào hơi cứng, không có mủ, thường sưng kéo dài khoảng 1 tháng rồi tự khỏi, không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
+ Viêm hạch hóa mủ: hạch sưng to dần, ấn vào thấy bùng nhùng (có mủ ở trong). Hạch có thể tự vỡ, mủ chảy ra, cần phải vệ sinh hàng ngày tránh bội nhiễm. Một số trường hợp mủ không chảy ra hết, dính vào da gây rò rỉ, cần đưa đến cơ sở y tế để được phẫu thuật dẫn lưu và điều trị tại chỗ.
- Bầm tím và/hoặc chảy máu do giảm tiểu cầu thường là nhẹ và tự khỏi. Trường hợp nặng cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị thuốc steroid và truyền khối tiểu cầu.
Các tai biến nặng sau tiêm chủng
Sốc phản vệ: thường xuất hiện trong hoặc ngay sau khi tiêm chủng với các triệu chứng như: kích thích, vật vã, mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được,khó thở, đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ, đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê, co giật. Cần dừng ngay việc tiêm vắc xin và tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ của Bộ Y tế và chuyển bệnh nhân đến đơn vị hồi sức tích cực của bệnh viện gần nhất.
Phản ứng quá mẫn cấp tính: thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi tiêm chủng với 1 hay kết hợp nhiều triệu chứng như: thở khò khè, ngắt quãng do co thắt khí phế quản và thanh quản, phù nề thanh quản, phát ban, phù nề ở mặt hoặc phù nề toàn thân. Cần dùng các thuốc kháng histamin, phòng ngừa bội nhiễm, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng.
Trường hợp phản ứng nặng cần cho thở oxy và xử trí như sốc phản vệ.
- Hội chứng não, màng não cấp tính với đặc điểm: những cơn kịch phát, ý thức rối loạn kéo dài 1 đến nhiều ngày và hành vi thay đổi rõ rệt kéo dài 1 đến nhiều ngày cần đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị.
- Co giật: thường những cơn co giật toàn thân, có thể có sốt hoặc không. Cần được điều trị hỗ trợ hô hấp như thông đường thở, hút đờm dãi, thở oxy. Dùng thuốc chống co giật theo đúng phác đồ xử trí.
- Nhiễm khuẩn huyết: bệnh thường khởi phát cấp tính, có tính chất toàn thân, trầm trọng. Biến chứng thường gặp và nguy hiểm là sốc nhiễm trùng. Cần điều trị sốc nếu có theo phác đồ điều trị sốc, kháng sinh và điều trị các biến chứng.
Tỷ lệ phản ứng sau tiêm chủng
Tỉ lệ phản ứng hiếm gặp và thời gian xuất hiện
Để phòng tránh đến mức tối đa những phản ứng không mong muốn có thể xảy ra trong mỗi lần tiêm chủng, các bà mẹ cần thực hiện tốt các hướng dẫn trước, trong và sau khi đưa trẻ đi tiêm chủng :
Trước khi tiêm chủng
– Mang theo sổ y bạ/phiếu tiêm chủng của trẻ.
– Thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như trẻ đang có các bệnh cấp tính hoặc mãn tính kèm theo, các dị tật bẩm sinh, tiền sử sinh non, tiền sử dị ứng, đặc biệt có các phản ứng với lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, nôn trớ, phát ban, sưng nề vùng tiêm, sốc phản vệ…
– Đề nghị cán bộ y tế thông báo về loại vắc xin được tiêm chủng lần này, những phản ứng có thể gặp và hướng dẫn theo dõi trẻ sau tiêm chủng.
Trong khi tiêm chủng
Giữ trẻ đúng tư thế theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Sau khi tiêm chủng
– Trẻ cần phải ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.